Home / Tổng hợp / Nhận biết các mã lỗi bếp từ khi sử dụng | Liên hệ sửa chữa: 0988.230.233

Nhận biết các mã lỗi bếp từ khi sử dụng | Liên hệ sửa chữa: 0988.230.233

Bếp từ nhà bạn đang hoạt động ổn định thì tự dưng ngừng hoạt động và màn hình hiển thị các mã báo lỗi E0, E1, E2, E3, E4, E5, E6, E7, E8,…. Lúc này, bạn thì không biết mấy mã này là lỗi gì và sửa chữa như thế nào?

Để giúp bạn chủ động xử lý các sự cố phát sinh khi thấy báo các mã lỗi này, baotrinha24h.vn sẽ cung cấp cho bạn thông tin và cách xử lý chúng nhanh chóng, hiệu quả.

Các mã lỗi bếp từ thường gặp

Các mã lỗi bếp từ thường gặp nhất khi đun nấu

Bếp từ đang đun kêu tít tít, bếp từ bật không lên, bếp từ không lên nguồn là một trong những lỗi hay gặp. Chúng được thể hiện trên màn hình cảm ứng bằng các mã lỗi dưới đây

1. Mã lỗi E0

– Nguyên nhân: Trên mặt bếp không có nồi hoặc loại nồi không phù hợp (do nồi không có đáy nhiễm từ, từ tính thấp hoặc nồi có đường kính đáy nhỏ hơn một 1/2 vòng từ của bếp)
– Cách khắc phục: Nên thay nồi mới phù hợp hơn với bếp.

Mẹo mua nồi mới: bạn có thể hỏi người bán nhờ tư vấn, hoặc xem dưới đáy nồi xem có biểu tượng của bếp từ hay không?

2. Mã lỗi E1

– Nguyên nhân: Do bếp quá nóng, chủ yếu là do dùng bếp từ ở nhiệt độ cao trong một khoảng thời gian dài khiến quạt gió không kịp làm mát toàn bộ bếp.
– Cách khắc phục: Bạn nên tắt bếp ngay nhưng không rút nguồn điện để giữ cho quạt gió tiếp tục làm việc, bỏ nồi ra khỏi bếp và chờ ít nhất 30 phút rồi mới tiếp tục sử dụng.

3. Mã lỗi E2

– Nguyên nhân: Khi mã lỗi “E2” xuất hiện ở bếp từ là do hiệu điện thế vào quá cao, vượt mức an toàn nên bếp sẽ ngừng hoạt động.
– Cách khắc phục: Bạn cần tắt bếp và kiểm tra nguồn điện, khi đã chắc chắn hiệu điện thế ổn định thì mới bật bếp để hoạt động trở lại. Tốt nhất là bạn nên sử dụng một chiếc ổn áp để luôn duy trì một nguồn điện ổn định cho bếp từ.

Sửa bếp từ báo các mã lỗi E
Sửa bếp từ báo các mã lỗi E

4. Mã lỗi E3

– Nguyên nhân: Khi bếp từ xuất hiện mã lỗi “E3” trên màn hình bảng điều khiển thì có thể là do hiệu điện thế vào bếp từ thấp, ổ cắm điện có dây điện tiết diện nhỏ, không đủ công suất hoặc giắc cắm bị lỏng.
– Cách khắc phục: Bạn hãy tắt bếp từ đi và kiểm tra lại hiệu điện thế vào bếp từ. Nếu thấy hiệu điện thế không đủ thì bạn nên sử dụng một chiếc ổn áp để ổn định nguồn điện.
Công suất của bếp điện từ thường hoạt động trong khoảng từ 1800-2200W nên bạn cần sử dụng ổ cắm điện có công suất lớn, tối thiểu là 2500W để tránh trường hợp bị quá tải.
Nếu giắc cắm bị lỏng thì bạn cắm lại cho chắc chắn rồi tiếp tục sử dụng bếp.

Đọc ngay: Sửa tất cả các lỗi E bếp từ: lỗi E0, E1, E2, E3, E4, E5, E6…E9  bản đọc quyền

5. Mã lỗi E4

– Nguyên nhân: Khi nhiệt độ của nồi quá cao (khoảng trên 280 độ) thì trên màn hình hiển thị của bếp từ sẽ xuất hiện mã lỗi “E4”. Lúc này bếp từ sẽ ngừng hoạt động và cảnh báo lỗi E4 đến người sử dụng. Bạn cần phải có phương án xử lý kịp thời để tránh gây nguy hiểm và gây ảnh hưởng đến thiết bị bên trong của bếp từ.
– Cách khắc phục: Tắt bếp điện từ ngay, kiểm tra nhiệt độ nồi.

Lưu ý: không dùng tay chạm vào nồi để tránh bị bỏng. Nếu nhiệt độ nồi quá cao, nhấc nồi ra khỏi bếp để nguội tối thiểu khoảng 10 phút trước khi sử dụng lại.

6. Mã lỗi E5

– Nguyên nhân: Do trở cảm biến (IGBT) bị quá nhiệt
– Cách khắc phục: Tắt bếp, chờ bếp nguội, khi nhiệt độ giảm xuống là bạn đã có thể sử dụng bếp trở lại

7. Mã lỗi E6

– Nguyên nhân: Do cảm biến nhiệt của bếp bị lỏng, bị tắt, hoặc do đáy nồi quá nóng
– Cách khắc phục: Tắt bếp, bỏ nồi nấu ra khỏi mặt bếp, làm bếp nguội và thông thoáng xung quanh bếp. Sau khi bếp nguội thì có thể sử dụng trở lại

8. Mã lỗi EF

– Nguyên nhân: Do bề mặt của bếp đang bị ướt, bếp không thể truyền nhiệt làm nóng nồi để nấu thức ăn.
– Cách khắc phục: Tắt bếp, lấy khăn khô để lau bề mặt bếp bị ướt, hoặc lau khô đáy nồi bị ướt. Sau đó bạn có thể tiếp tục sử dụng bếp bình thường.

Có thể bạn quan tâm: Trung tâm sửa bếp từ Bosch chia sẻ lỗi thường gặp của bếp từ

9. Mã lỗi AD

– Nguyên nhân: Do nồi nấu quá nóng, hoặc đáy nồi lồi lõm, không bằng phẳng. Lúc này phần đáy nồi không tiếp xúc nhiều vời mặt bếp. Mặt khác, có thể có vật cản giữa nồi với mặt bếp.
– Cách khắc phục: Đặt lại vị trí nồi cho đúng giữa với mặt bếp. Kiểm tra xem loại nồi có phù hợp với bếp từ không thì nên đổi nồi mới. Nếu có vật cản thì lau sạch mặt bếp và phần đáy nồi.

Trên đây là những lỗi bếp từ cơ bản mà bạn cần biết  trong quá trình sử dụng bếp. Khi bạn có thể nhận biết được và có cách khắc phục nhanh chóng nhất. Việc này sẽ không làm gián đoạn quá trình nấu nướng của bạn. Sau khi kiểm tra mã lỗi bếp từ mà bạn thấy không phải một trong những nguyên nhân trên. Lúc này, bạn có thể liên hệ tới baotrinha24h.vn để đội ngũ thợ sửa bếp từ tại nhàcho bạn.

Mọi thông tin chi tiết liên hệ:
– Địa chỉ: Số 8, Văn Quán Hà Đông, Hà Nội
– Hotline: 0978.230.233